5 tuyệt chiêu viết CV xin việc dành cho nhân viên IT mới ra trường

Một CV xin việc rõ ràng, khúc chiết nhưng lại thể hiện cá tính và nổi bật được những thế mạnh của bạn với đầy đủ những thông tin cần thiết sẽ là “điểm cộng” trong mắt nhà tuyển dụng.

Các lập trình viên vốn xem là những người không giỏi câu từ nhưng không có nghĩa là bạn sẽ gửi đi một CV khô khan và chán ngắt. Nếu bạn không thể viết một cái CV ra hồn để mô tả bản thân thì rõ ràng bạn đang có một khiếm khuyết rất lớn, có thể đó là khả năng diễn đạt, hiểu biết về chính ngành nghề mình đang làm việc, hoặc đang không nghiêm túc trong việc xin việc … Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ nghĩ 1 hay nhiều lý do trong số đó. Đặc biệt, nếu bạn là 1 lập trình viên mới ra trường, bạn cần làm gì để CV thu hút trong khi phần kinh nghiệm thường bị thiếu hụt?

Theo chia sẻ từ những người có kinh nghiệm, 5 điểm sau đây là điều cần lưu ý trong CV xin việc của nhân viên IT mới ra trường.

1. Giới thiệu bản thân – Hạn chế thông tin “thừa”

Bạn chỉ cần liệt kê đơn giản những thông tin Tên, Năm sinh, Địa chỉ nơi ở, số điện thoại, email, thêm hình cá nhân. Các thông tin về giới tính, tình trạng hôn nhân, quê quán … thực sự không cần thiết và mang tính phân biệt nên không cần thiết để đưa vào.

2. Mục tiêu nghề nghiệp – Nêu bật mục tiêu quan trọng nhất

Nêu rõ định hướng, sự đam mê của bạn trong con đường nghề nghiệp của mình. Điều này có thể được thay đổi theo thời gian nhưng là định hướng duy nhất khi bạn tìm việc trong giai đoạn hiện tại mà không phụ thuộc vào bạn đang nộp đơn vào công ty nào.

Gợi ý dành cho bạn: Tìm được một công việc trong môi trường chuyên nghiệp, tôn trọng lẫn nhau và tận dụng được những kiến thức đã được tích lũy để phát triển bản thân.

Chỉ nên liệt kê những mục tiêu thực sự quan trọng với bạn (như điều mà bạn đang hướng đến ở hiện tại). Không nên dùng mục này để Pr cá nhân hay nói thái quá về bản thân vì nó có thể khiến bạn bị loại nếu vị trí nhà tuyển dụng đang tìm không thể giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình.

Ví dụ một sinh viên mới ra trường, không có gì đặc biệt mà có Objective trở thành nhà quản lý dự án sau 2 năm làm việc sẽ có khả năng bị loại nhanh chóng trong giai đoạn lọc CV, vì xác suất bạn không đạt được mục tiêu này rất cao.

3. Kỹ năng – Phải liên quan đến công việc ứng tuyển

Là 1 nhân viên IT mới ra trường, bạn chỉ nên nêu những gì bạn biết và những gì đã có kinh nghiệm thật chính xác. Không nên liệt kê những kỹ năng không mấy quan trọng (ví dụ MSWord, Excel đối với lập trình viên), trừ khi bạn thực sự là chuyên gia trong những kỹ năng này.

Từng vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng cụ thể, điều bạn cần làm là lựa chọn những kỹ năng mình giỏi và chúng thực sự liên quan đến công việc.

Gợi ý cho bạn:

  • Nhân viên lập trình web: Khả năng tư duy logic, làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu áp lực tốt…
  • Lập trình viên Frond-end: Ngoại ngữ tốt, khả năng giải quyết vấn đề, phân tích thông tin…
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng: Lập trình tốt, tỉ mỉ, sáng tạo, tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ…
  • Lập trình game: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình, các gói phần mềm, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề…

4. Thành tựu – Chi tiết và dẫn chứng

Là 1 sinh viên mới ra trường nhưng nếu bạn có 1 chút kinh nghiệm hay thành tựu gì khi còn đang đi học, khi là thực tập sinh … thì bạn nên tự hào và đưa chúng vào CV xin việc.

Việc mô tả đầy đủ thông tin về thành tựu rất quan trọng vì nó giúp cho nhà tuyển dụng có thể hình dung ra được những gì bạn đã làm trong quá khứ, từ đó họ có thể dự đoán được bạn sẽ đóng góp như thế nào khi tham gia công ty của họ.

5. Các thông tin khác 

  • Bằng cấp, đào tạo.
  • Giải thưởng, các dự án riêng.
  • Không cần thiết liệt kê các môn thể thao yêu thích hay các hoạt động xã hội bạn tham gia.

Thông thường, điều mà nhà tuyển dụng muốn biết là bạn đang cung cấp cho họ những thông tin gì cần thiết cho công việc và việc tuyển dụng chứ không phải tất cả những gì về bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969518891